Đánh Giá Độ Khó Các Bằng Tiếng Anh Từ Thấp Đến Cao (Toeic, Toefl, Ielts)
Trước tiên thì đây là chứng chỉ mà chúng ta phải đề cập tới đầu tiên. Trong 3 loại chứng chỉ mà mình đã nêu trước đó thì đây là chứng chỉ được cho là "dễ thở" nhất.
TOEIC là chữ viết tắt của Test of English International Communication, là bài thi đánh giá năng lực giao tiếp quốc tế. Là kỳ thi do viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ kết hợp với Bộ Công thương Quốc tế Nhật Bản sáng lập và tổ chức nhằm mục đích đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong những lịch vực về kinh tế, công thương và du lịch.
Đây được cho là bằng cấp có mức độ dễ hơn so với mặt bằng trung vì TOEIC chỉ chú trọng đến khả năng giao tiếp và ứng dụng ngôn ngữ vào thực tế. Không yêu cầu người thi có trình độ chuyên môn cao về học thuật, ngữ pháp hay từ vựng chuyên ngành.
Cũng chính vì mục đích tập trung vào giao tiếp nên cấu trúc một bài thi TOEIC trước kia chỉ có 2 kỹ năng nghe hiểu và đọc. Hiện nay, vì sự phát triển và nhu cầu sử dụng ngôn ngữ cao hơn nên những đợt thi bao gồm cả bốn kỹ năng. Tuy nhiên mức độ đánh giá và yêu cầu để đánh giá năng lực vẫn như trước đây.
Với bộ đề thi 2 kỹ năng, người thi có thời gian là 2 giờ để hoàn thành tổng cộng 200 câu hỏi trắc nghiệm, cấu trúc đề thi có độ khó tăng dần. Trong đó, 75 phút dành cho bài thi đọc hiểu và 45 phút dành cho bài thi nghe hiểu. Bài thi writing và listening có tổng thời gian làm bài là 80 phút, tổng số điểm của hai bài thi này là 400 điểm.
Với bài thi writing, người thi có 60 phút để thực hiện 8 câu hỏi. 5 câu viết theo mẫu có sẵn, hai câu trả lời theo văn bản và 1 câu biết bài luận. Giám khảo dựa vào tiêu chí đúng ngữ pháp, trình bày rõ ràng, đúng chính tả để đánh giá và đưa ra mức điểm.
Điểm cuối cùng của chứng chỉ TOEIC là điểm tổng của các bài thi. Đây là chứng chỉ có hiệu lực sử dụng trong vòng hai năm. Chính vì vậy người thi cần cân nhắc rõ thời gian thi để kịp thời sử dụng chúng đúng với mục đích của bản thân.
Để nói tới độ khó của các chứng chỉ ngoại ngữ thì tiếp theo chúng ta sẽ nhắc tới IELTS, là chữ cái viết tắt của International English Language Testing System, là hệ thống đánh giá năng lực tiếng Anh quốc tế. Đây là bài thi được công nhận ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả quốc gia chuyên và không chuyên về tiếng Anh.
Tại Việt Nam, đây là loại chứng chỉ được sự quan tâm bậc nhất của rất nhiều người, từ học sinh sinh viên cho đến người đã đi làm. Đây là loại chứng chỉ mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng nó.
Đứng ở vị trí đầu bảng về mức độ khó đó chính là TOEFL, là chữ viết tắt của Test Of English as a Foreign Language do Viện khảo thí về giáo dục của Mỹ chịu trách nhiệm sáng lập và điều hành. Đây là bài đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh trong môi trường quốc tế. Chính vì vậy đòi hỏi người thi không những tốt về mặt học thuật mà còn phải có trình độ sử dụng ngoại ngữ như người bản xứ.
Nghe đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được mức độ khó của loại chứng chỉ này rồi đúng không? Vì có hiệu lực tại các nước sử dụng tiếng anh là tiếng mẹ đẻ nên yêu cầu người thi chứng chỉ này cũng phải có trình độ tương đương vậy.
Thường thì những ai thi loại chứng chỉ này chỉ vì mục đích là du học và học đại học tại Mỹ hoặc các nước sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Hoặc những người đã đi làm và cần có chứng chỉ này để học tập công tác và làm việc tại nước ngoài. Cũng giống như TOEIC hay IELTS, TOEFl có thời gian sử dụng là 2 năm.
Bố cục một bài thi TOEFL cũng có 4 phần tương ứng với thời gian làm bài là 4 giờ. Nội dung của bài thi này hoàn toàn trong môi trường ở bậc đại học hoặc cao học. Với mức độ như vậy đòi hỏi thí sinh phải thành thạo 4 kỹ năng cũng như có một lượng kiến thức uyên thông trên cả mặt học thuật cũng như đời sống.