Hướng Dẫn Đi Chợ Tình Sapa

Nhắc đến chợ thì người ta sẽ nghĩ đến ngay cảnh người mua kẻ bán nhưng riêng ở chợ tình Sapa ngày xưa thì không thấy ai bán mà cũng chẳng thấy ai mua. Vì đơn giản đây chính là nơi hò hẹn của những cặp trai làng gái bản người Dao, người Mông. Cũng giống với chợ tình ở Khâu Vai (Hà Giang) và chợ tình Mộc Châu (Sơn La), chợ tình Sapa xưa kia qua lời kể của già làng thì cũng chỉ diễn ra mỗi năm đúng 1 lần vào thời điểm sau tết.

Chợ tình là nơi trai gái trao gửi tình cảm. Những chàng trai, cô gái người dân tộc Mông, Dao sẽ tìm ý trung nhân của mình trong phiên chợ độc đáo này. Các cô gái người dân tộc sẽ xúng xính những bộ quần áo dân tộc đẹp nhất với vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, mũ miện đội đầu, khoác gùi sau lưng. Còn những chàng trai cũng quần áo thổ cẩm hay bộ quần áo màu chàm. Không có thổ cẩm thì chơi nguyên bộ comple tàu cộng thêm đôi dép tổ ong. Người ôm kèn bè, kẻ xách rư& #7907;u cứ thế dìu dắt nhau đi xuống chợ.

Đó thường là bãi đất trống phía trước chợ. Sau khi mua bán mọi thứ cần thiết thì mọi người tập trung ở cổng chợ để tham gia những điệu múa khèn, thổi lá của nam thanh, nữ tú. Trai gái tụ tập với nhau thành những tốp nhỏ. Kẻ liếc mắt, người đưa tình. Gặp đúng ý trung nhân của cuộc đời thì chàng trai thổi kèn nhảy múa, cô gái ưng thuận thì xòe ô, thổi lá múa vòng quanh. Vũ điệu múa trao duyên của đồng bào người dân tộc ở chợ tình Sapa cũng chẳng khá c gì với hát giao duyên của các liền anh liền chị Bắc Ninh.

. Khách du lịch đến đây không thường xuyên thấy các chàng trai, cô gái người dân tộc đến tán tỉnh nhau ở chợ nữa. Điều này có thể hiểu được vì thời buổi hiện đại, công nghệ phát triển người ta đâu cần đến những điệu múa hay khèn sáo để thể hiện tình cảm như xưa nữa. Chỉ cần một chiếc điện thoại là có thể thổ lộ đủ tâm tình rồi.

Chợ tình vẫn còn đó và giờ trở thành một địa điểm du lịch độc đáo dành cho du khách đến với Sapa. Người ta đến chợ tình vừa để hồi tưởng lại quá khứ khi cứ đêm muộn thứ 7 là sẽ có vài tốp thanh niên đến biểu diễn thổi kèn và nhảy múa phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch đến chợ tình Sapa để thỏa mãn cái tính tò mò về một phiên chợ kỳ lạ của đồng bào dân tộc vùng cao.

Có vẫn còn là phiên chợ một năm 1 lần như xưa kia không? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều du khách thắc mắc khi tìm đến chợ tình. Chợ tình Sapa nay khác nhiều so với ngày xưa từ địa điểm họp chợ, phiên chợ và ngay cả những hoạt động diễn ra ở chợ tình.

Chợ tình Sapa nay được diễn ra đều đặn vào mỗi thứ 7 hàng tuần tại khu vực quảng trường trước nhà thờ đá. Cứ mỗi tối thứ 7 người dân tụ tập ở khu vực quảng trường cũng đông hơn so với mọi hôm. Cứ tầm 6 - 7 tối thứ 7, du khách đang có dịp du lịch ở Sapa có thể ghé qua khu nhà thờ, quảng trường để có thể tận mắt tham gia những hoạt động của chợ tình Sapa nổi tiếng.

Đến chợ tình Sapa giờ đây bạn sẽ được tham dự nhiều hoạt động vui chơi giải trí nổi bật như xem biểu diễn văn nghệ, ngắm nhìn, chụp hình cùng các em bé dân tộc trong trang phục truyền thống, tham quan nhà thờ đá và ăn những món ăn nướng ngon lành ở phố đi bộ gần đó.

Ở chợ tình Sapa cứ vào tối thứ 7, du khách sẽ nghe thấy tiếng kèn, tiếng nhạc xập xình chốc chốc lại vang lên. Tụ tập chỗ đông người, bạn sẽ được xem cảnh mà những chàng trai thổi khèn xoay vòng quanh. Còn các cô gái mặc áo váy dân tộc, chân đeo lục lạc, tay cầm ô nhảy qua múa lại.

Người xem chủ yếu là khách du lịch đến với Sapa, các cặp đôi cũng có, người trung tuổi cũng có, các gia đình hay nhóm bạn đi cùng nhau tò mò muốn xem chợ tình tròn méo ra sao.

Khu vực quảng trường cũng là địa điểm diễn thường xuyên ra các hoạt động lễ hội, giải trí vào các dịp lễ đặc biệt như mùng 2/9, tết, lễ kỉ niệm... Ngoài ra, Khu vực quảng trường mỗi buổi tối cũng trở thành nơi mà người dân địa phương tụ tập bày bán các mặt hàng lưu niệm với họa tiết thổ cẩm.

Du khách sẽ nhìn thấy các em bé gái, bé trai theo mẹ bày hàng. Sạp hàng nhà các em chỉ là một mảnh bạt nhỏ bày biện những vòng, những tay, túi, khăn với họa tiết thổ cẩm bắt mắt.

Hoạt động thường thấy mà du khách đến đây nếu muốn chụp hình cùng các em bé người dân tộc sẽ là mua một món đồ gì đó và được chụp hình miễn phí kèm theo.

Tuy nhiên thì ánh sáng vào buổi tối không đủ tốt để bạn có một bức ảnh đẹp đâu. Nếu bạn muốn có những bức hình seflie đẹp ở Nhà thờ Đá thì DulichToday khuyên bạn nên quay trở lại nơi này vào buổi sáng.

  • Nếu bạn muốn chụp hình cùng với em bé người dân tộc thì thường sẽ là mua một món đồ lưu niệm mà các em bé đó bán. Món đồ nhỏ xinh mà cũng không quá đắt tiền nên bạn hoàn toàn có thể thử. Tuy nhiên đôi khi ở chợ tình Sapa vẫn thường thấy cảnh các em bé chèo kéo khách du lịch để chụp hình hay nhờ mua đồ cũng khiến cho nhiều người khó chịu.
Next Post Previous Post